Hãy tưởng tượng: (i) một học sinh chuyển giới cả ngày không dám uống nước để không phải vào nhà vệ sinh của nam, (ii) một nam học sinh khác buộc phải nghỉ học vì bị bạn học thường xuyên gọi là “bóng”, “ẻo lả” rồi đẩy vào nhà vệ sinh nữ do cậu là một người đồng tính, (iii) một người có diện mạo và ăn mặc không rõ là nam hay nữ bị kỳ thị, xa lánh trong các tình huống giao tiếp xã hội.
Điểm chung của 3 trường hợp trên nằm ở mối quan hệ giữa giới tính, bản dạng giới, xu hướng tính dục và thể hiện giới. Các khái niệm trên không khó để hiểu, nhưng chúng vẫn còn khá mới với nhiều người. Nhưng ngày nào xã hội vẫn chưa thấu hiểu, ngày đó sẽ vẫn còn những người trẻ loay hoay đi tìm chính mình trong lo sợ và tủi hổ trước những định kiến và kỳ thị do lầm tưởng.
Nếu bạn đã sẵn sàng để yêu thương hơn sự đa dạng của chính mình cũng như mọi người xung quanh, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu và chia sẻ kiến thức có ích.
Điểm chung của 3 trường hợp trên nằm ở mối quan hệ giữa giới tính, bản dạng giới, xu hướng tính dục và thể hiện giới. Các khái niệm trên không khó để hiểu, nhưng chúng vẫn còn khá mới với nhiều người. Nhưng ngày nào xã hội vẫn chưa thấu hiểu, ngày đó sẽ vẫn còn những người trẻ loay hoay đi tìm chính mình trong lo sợ và tủi hổ trước những định kiến và kỳ thị do lầm tưởng.
Nếu bạn đã sẵn sàng để yêu thương hơn sự đa dạng của chính mình cũng như mọi người xung quanh, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu và chia sẻ kiến thức có ích.
Giới tính sinh học: Nam giới, Nữ giới, Liên giới tính
Nói đến giới tính sinh học (biological sex/sex), chúng ta hiểu cụm từ này ý chỉ cơ thể của một người cùng những đặc điểm sinh học về giới của người đó như bộ phận sinh dục, nhiễm sắc thể quy định giới tính và cơ quan sinh sản bên trong cơ thể. Với hầu hết mọi người, các đặc điểm sinh học về giới tính luôn được chia thành hai nhóm là nam và nữ. Tuy nhiên, trái với nhầm tưởng của số đông, trạng thái liên giới tính (intersex) vẫn được tìm thấy ở nhiều loài trong tự nhiên, kể cả con người. Liên giới tính là trạng thái mà một cá nhân bẩm sinh đã có kết cấu cơ quan sinh sản hoặc bộ phận sinh dục không hoàn toàn thuộc về đặc điểm sinh học của nam hay nữ theo cách hiểu thông thường.
Sau nhiều năm vận động không mệt mỏi của các nhà hoạt động vì quyền lợi người liên giới tính, hiện một số quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ quy định bắt buộc phẫu thuật xác định lại giới tính cho trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục không rõ ràng theo tiêu chuẩn của nam giới hoặc nữ giới. Với kết quả từ các nghiên cứu khoa học thời gian trở lại đây, ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy giới tính sinh học không chỉ có hai nhóm là nam và nữ. Theo đó, trạng thái liên giới tính đang dần được nhìn nhận phổ biến hơn như một biến số tự nhiên trong sinh lý loài người.
Năm 2013, Liên Hiệp Quốc đã chính thức kêu gọi bãi bỏ quy trình can thiệp y tế xác định lại giới tính đối với trẻ sơ sinh. Trong báo cáo của mình, đại diện cơ quan này ghi nhận: “Trẻ sinh ra với các đặc điểm giới tính khác biệt thường đứng trước nguy cơ bị can thiệp về mặt y tế để được ấn định cho một giới tính mà chúng không được lựa chọn. Quy trình ‘bình thường hóa’ hay ‘sửa sai’ giới tính này – vốn được thực hiện ngoài ý chí của trẻ - có thể khiến trẻ lớn lên với tình trạng vô sinh vĩnh viễn và tổn thương nghiêm trọng về tinh thần.”[1]
Sau nhiều năm vận động không mệt mỏi của các nhà hoạt động vì quyền lợi người liên giới tính, hiện một số quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ quy định bắt buộc phẫu thuật xác định lại giới tính cho trẻ sơ sinh có bộ phận sinh dục không rõ ràng theo tiêu chuẩn của nam giới hoặc nữ giới. Với kết quả từ các nghiên cứu khoa học thời gian trở lại đây, ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy giới tính sinh học không chỉ có hai nhóm là nam và nữ. Theo đó, trạng thái liên giới tính đang dần được nhìn nhận phổ biến hơn như một biến số tự nhiên trong sinh lý loài người.
Năm 2013, Liên Hiệp Quốc đã chính thức kêu gọi bãi bỏ quy trình can thiệp y tế xác định lại giới tính đối với trẻ sơ sinh. Trong báo cáo của mình, đại diện cơ quan này ghi nhận: “Trẻ sinh ra với các đặc điểm giới tính khác biệt thường đứng trước nguy cơ bị can thiệp về mặt y tế để được ấn định cho một giới tính mà chúng không được lựa chọn. Quy trình ‘bình thường hóa’ hay ‘sửa sai’ giới tính này – vốn được thực hiện ngoài ý chí của trẻ - có thể khiến trẻ lớn lên với tình trạng vô sinh vĩnh viễn và tổn thương nghiêm trọng về tinh thần.”[1]
Bản dạng giới
Bạn biết mình là nam, nữ, hay một giới tính khác từ khi nào? Điều gì giúp bạn nhận ra? Với một số người, giới tính mà họ cảm nhận ở bản thân không trùng khớp với giới tính sinh học của họ. Giới tính một cá nhân cảm nhận về bản thân được gọi là bản dạng giới (gender identity). Bản dạng giới vốn ăn sâu trong nhận thức mỗi người, là thứ không ngừng nói với bạn mỗi ngày rằng bạn là nam hay nữ, hoặc một giới khác. Vì như đã nói ở trên, có những người cảm nhận họ không thuộc về giới tính sinh học như lúc sinh ra, do đó bản dạng giới là khái niệm tách biệt với giới tính sinh học.
Nếu có bản dạng giới và giới tính sinh học trùng khớp với nhau, bạn thuộc về số đông của nhân loại – những người rất ít khi nghĩ về sự tương thích giữa bản dạng giới và giới tính sinh học của mình, hay có thể còn chưa nghe nói đến khái niệm bản dạng giới bao giờ, bởi bạn luôn được xã hội nhìn nhận là bình thường. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sở dĩ bạn được xem là bình thường không phải bởi giới tính sinh học và bản dạng giới trùng khớp nhau mới là đúng hay mặc định, mà chỉ đơn giản vì điều này phổ biến ở đa số mọi người.
Trong khi đó, một số nhỏ những cá nhân khác ngay từ khi còn rất bé đã nhận ra cơ thể mình không khớp với giới tính mà họ cảm nhận trong tâm trí. Bên cạnh đó, cũng có những người đến tuổi dậy thì, khi đã trưởng thành hay thậm chí ở ngưỡng trung niên mới nhận ra bản dạng giới của mình khác với giới tính sinh học. Chúng ta gọi họ là người chuyển giới/xuyên giới (transgender)[2].
Thông thường, người chuyển giới được dùng để chỉ người sinh ra trong cơ thể nam giới (tức giới tính sinh học là nam) nhưng giới tính họ cảm nhận là nữ (bản dạng giới là nữ); hoặc ngược lại, người sinh ra trong cơ thể nữ giới (giới tính sinh học là nữ) nhưng giới tính họ cảm nhận là nam (bản dạng giới là nam). Còn người xuyên giới theo cách dùng hiện tại ở Việt Nam đôi khi nghiêng về ý chỉ những người cảm nhận giới tính của mình vừa là nam và nữ (có thể nhiều hay ít khác nhau) hoặc không là nam cũng không là nữ, bất kể giới tính sinh học của họ là gì. Trong tiếng Anh, có thể gọi tên họ là genderqueer, gender-variant, gender-nonconforming hoặc non-binary.
Thực tế cho thấy, nhiều nền văn hóa ở khắp nơi trên thế giới từ trước đến nay vẫn luôn tồn tại những người sống bên ngoài khuôn khổ điển hình của nam và nữ. Chẳng hạn các calabai và calalai ở Indonesia, người có hai linh hồn trong các bộ lạc thổ dân châu Mỹ, hay các hijra của Ấn Độ - tấc cả đều là minh chứng cho thấy sự tồn tại của quan niệm đa dạng giới vượt ra khỏi khuôn khổ chỉ có nam và nữ.
Hiện tại có ít nhất 7 quốc gia đã công nhận giới tính thứ ba (third gender) trong các giấy tờ tùy thân, gồm có Úc, Bangladesh, Đức, Ấn Độ, Nepal, New Zealand và Pakistan. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khái niệm giới tính thứ ba khác với trạng thái sinh học của liên giới tính. Đồng thời, do số lượng đại từ nhân xưng ngày càng được sáng tạo và mở rộng để phù hợp với các bản dạng giới đa dạng, bắt đầu từ tháng 2/2014, Facebook đã đưa ra hơn 52 lựa chọn để người dùng quyết định trong mục thông tin về giới tính.
Nếu có bản dạng giới và giới tính sinh học trùng khớp với nhau, bạn thuộc về số đông của nhân loại – những người rất ít khi nghĩ về sự tương thích giữa bản dạng giới và giới tính sinh học của mình, hay có thể còn chưa nghe nói đến khái niệm bản dạng giới bao giờ, bởi bạn luôn được xã hội nhìn nhận là bình thường. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sở dĩ bạn được xem là bình thường không phải bởi giới tính sinh học và bản dạng giới trùng khớp nhau mới là đúng hay mặc định, mà chỉ đơn giản vì điều này phổ biến ở đa số mọi người.
Trong khi đó, một số nhỏ những cá nhân khác ngay từ khi còn rất bé đã nhận ra cơ thể mình không khớp với giới tính mà họ cảm nhận trong tâm trí. Bên cạnh đó, cũng có những người đến tuổi dậy thì, khi đã trưởng thành hay thậm chí ở ngưỡng trung niên mới nhận ra bản dạng giới của mình khác với giới tính sinh học. Chúng ta gọi họ là người chuyển giới/xuyên giới (transgender)[2].
Thông thường, người chuyển giới được dùng để chỉ người sinh ra trong cơ thể nam giới (tức giới tính sinh học là nam) nhưng giới tính họ cảm nhận là nữ (bản dạng giới là nữ); hoặc ngược lại, người sinh ra trong cơ thể nữ giới (giới tính sinh học là nữ) nhưng giới tính họ cảm nhận là nam (bản dạng giới là nam). Còn người xuyên giới theo cách dùng hiện tại ở Việt Nam đôi khi nghiêng về ý chỉ những người cảm nhận giới tính của mình vừa là nam và nữ (có thể nhiều hay ít khác nhau) hoặc không là nam cũng không là nữ, bất kể giới tính sinh học của họ là gì. Trong tiếng Anh, có thể gọi tên họ là genderqueer, gender-variant, gender-nonconforming hoặc non-binary.
Thực tế cho thấy, nhiều nền văn hóa ở khắp nơi trên thế giới từ trước đến nay vẫn luôn tồn tại những người sống bên ngoài khuôn khổ điển hình của nam và nữ. Chẳng hạn các calabai và calalai ở Indonesia, người có hai linh hồn trong các bộ lạc thổ dân châu Mỹ, hay các hijra của Ấn Độ - tấc cả đều là minh chứng cho thấy sự tồn tại của quan niệm đa dạng giới vượt ra khỏi khuôn khổ chỉ có nam và nữ.
Hiện tại có ít nhất 7 quốc gia đã công nhận giới tính thứ ba (third gender) trong các giấy tờ tùy thân, gồm có Úc, Bangladesh, Đức, Ấn Độ, Nepal, New Zealand và Pakistan. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khái niệm giới tính thứ ba khác với trạng thái sinh học của liên giới tính. Đồng thời, do số lượng đại từ nhân xưng ngày càng được sáng tạo và mở rộng để phù hợp với các bản dạng giới đa dạng, bắt đầu từ tháng 2/2014, Facebook đã đưa ra hơn 52 lựa chọn để người dùng quyết định trong mục thông tin về giới tính.
Thể hiện giới
Thể hiện giới được hiểu là cách chúng ta chọn thể hiện ra bên ngoài với mục đích cho biết giới tính của bản thân. Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy xã hội luôn gắn những kỳ vọng ngầm hoặc rõ rệt trong việc thể hiện giới của nam và nữ ở gần như mọi mặt cuộc sống. Đến cả những đứa trẻ cũng ý thức rất rõ những lựa chọn trong phạm vi giới tính mà chúng được cho phép, như đồ chơi, màu sắc, quần áo, hay các hoạt động và trò chơi, v.v..
Thông thường, con gái hoặc phụ nữ có thể hiện mạnh mẽ theo hướng nam tính hay được gọi là tomboy hoặc cá tính. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, văn hóa, môi trường sống cũng như mức độ vượt khỏi khuôn khổ về giới đến đâu mà thể hiện tomboy/cá tính có thể được đón nhận tích cực, trung lập hay tiêu cực. Chẳng hạn, một cô gái cắt tóc ngắn, mặc đồ phong cách mạnh mẽ và mê chơi game có thể được xem là “cô nàng tomboy đáng yêu”, nhưng trong một hoàn cảnh khác hay một mức độ khác lại có thể bị gọi là “ô môi”, “dị hợm”.
Với các bé trai và nam giới có thể hiện khác với những quy chuẩn được kỳ vọng, xã hội thường dành một thái độ gay gắt và khó chấp nhận hơn hẳn. Những từ được dùng để gọi họ mang nghĩa bài xích, khinh thường hoặc đôi khi thù nghịch, như “bóng”, “ẻo lả”, “bê đê”, v.v.. So với nữ giới, nam giới không có nhiều không gian cho việc thể hiện giới. Nếu bạn là nam, hãy thử mặc một trang phục sặc sỡ hay bước đi trong dáng điệu thường được cho là nữ tính, khi đó hãy xem phản ứng mọi người dành cho bạn ra sao.
Thông thường, con gái hoặc phụ nữ có thể hiện mạnh mẽ theo hướng nam tính hay được gọi là tomboy hoặc cá tính. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh, văn hóa, môi trường sống cũng như mức độ vượt khỏi khuôn khổ về giới đến đâu mà thể hiện tomboy/cá tính có thể được đón nhận tích cực, trung lập hay tiêu cực. Chẳng hạn, một cô gái cắt tóc ngắn, mặc đồ phong cách mạnh mẽ và mê chơi game có thể được xem là “cô nàng tomboy đáng yêu”, nhưng trong một hoàn cảnh khác hay một mức độ khác lại có thể bị gọi là “ô môi”, “dị hợm”.
Với các bé trai và nam giới có thể hiện khác với những quy chuẩn được kỳ vọng, xã hội thường dành một thái độ gay gắt và khó chấp nhận hơn hẳn. Những từ được dùng để gọi họ mang nghĩa bài xích, khinh thường hoặc đôi khi thù nghịch, như “bóng”, “ẻo lả”, “bê đê”, v.v.. So với nữ giới, nam giới không có nhiều không gian cho việc thể hiện giới. Nếu bạn là nam, hãy thử mặc một trang phục sặc sỡ hay bước đi trong dáng điệu thường được cho là nữ tính, khi đó hãy xem phản ứng mọi người dành cho bạn ra sao.
Xu hướng tính dục
Xu hướng tính dục (sexual orientation) là một tập hợp những cảm giác thu hút về mặt cảm xúc, cơ thể và/hoặc tình cảm của một cá nhân đối với người khác. Cũng giống như bản dạng giới, xu hướng tính dục là một yếu tố ăn sâu trong nhận thức mỗi người. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, trẻ em LGBT có thể đã nhận ra xu hướng tính dục của mình ngay từ những năm tiểu học, tuy nhiên phần lớn thường đợi đến trung học mới bắt đầu công khai.
Một người có thể yêu người khác giới, yêu người cùng giới, yêu cả hai giới, yêu nhiều giới ngoài nam và nữ, chỉ yêu nhưng không có hấp dẫn tình dục, hoặc không yêu lẫn không có hấp dẫn tình dục với bất kì giới nào. Theo đó, bạn có thể xác định mình là người dị tính (heterosexual), đồng tính (homosexual), song tính (bisexual), toàn tính (pansexual), vô tính (asexual), queer hay chọn dùng bất kỳ tên gọi hoặc thuật ngữ nào khác mà bạn cho rằng sẽ phản ánh đúng nhất xu hướng tính dục của mình. Nhìn hàng loạt những tên gọi trên đây, hẳn bạn cũng đã thấy xu hướng tính dục của con người là rất đa dạng, vì vậy không thể được đặt trong giới hạn của sự phân chia duy nhất giữa đồng tính[3] và dị tính.
Một người có thể yêu người khác giới, yêu người cùng giới, yêu cả hai giới, yêu nhiều giới ngoài nam và nữ, chỉ yêu nhưng không có hấp dẫn tình dục, hoặc không yêu lẫn không có hấp dẫn tình dục với bất kì giới nào. Theo đó, bạn có thể xác định mình là người dị tính (heterosexual), đồng tính (homosexual), song tính (bisexual), toàn tính (pansexual), vô tính (asexual), queer hay chọn dùng bất kỳ tên gọi hoặc thuật ngữ nào khác mà bạn cho rằng sẽ phản ánh đúng nhất xu hướng tính dục của mình. Nhìn hàng loạt những tên gọi trên đây, hẳn bạn cũng đã thấy xu hướng tính dục của con người là rất đa dạng, vì vậy không thể được đặt trong giới hạn của sự phân chia duy nhất giữa đồng tính[3] và dị tính.
Hệ thống giới tính chỉ có nam và nữ
Trong thế giới chúng ta đang sống, mọi người được xếp thành hai nhóm giới tính là nam hoặc nữ ngay từ lúc chúng ta ra đời. Xã hội vẫn thường đặt nặng ý nghĩa của giới tính sinh học cho một cá nhân, từ đó đưa ra những quy chuẩn mà một người được trông đợi sẽ hành xử phù hợp với giới tính sinh học của mình. Ngoài ra, hệ thống nhị phân về giới tính (gender binary) – tức xem giới tính chỉ có nam và nữ - cũng khiến xu hướng tính dục chỉ được phân loại thành hai nhóm là đồng tính và dị tính, đồng thời xem liên giới tính là tình trạng bất thường, khiếm khuyết về cơ thể và mặc định các cá nhân liên giới tính cần được can thiệp y tế.
Chỉ cần lấy ví dụ gần gũi là trường học, bạn sẽ thấy nếp nghĩ của hệ nhị phân giới tính đã ăn sâu trong văn hóa và hành xử của chúng ta như thế nào. Trước khi bọn trẻ đến trường, bố mẹ chúng đã được yêu cầu điền vào ô giới tính là nam hoặc nữ trong đơn đăng ký nhập học. Hãy nhớ lại ngày đầu tiên đi học, khi xếp hàng vào lớp, có phải các giáo viên đã bố trí bạn vào đứng ở hàng nam hoặc hàng nữ? Nhà vệ sinh thì được phân chia để dành cho con trai và con gái, và bạn cũng chỉ được mặc quần dài hoặc váy theo giới tính trong đơn nhập học mà thôi. Đi đến đâu bạn đều đối diện với những kỳ vọng về giới mà xã hội đặt lên cho những đứa trẻ, chi tiết đến cả việc thầy cô luôn chuẩn bị tinh thần để “trị” lũ con trai vốn được cho là luôn nghịch ngợm và nhắc nhở con gái phải đi đứng, nói năng ý tứ. Để rồi khi lớn thêm lên, kỳ vọng giới tiếp tục định hướng bạn trong các hoạt động ngoại khóa, chuyện hẹn hò, trang phục cá nhân, hay thậm chí là lựa chọn hướng nghiệp sau khi ra trường.
Chỉ cần lấy ví dụ gần gũi là trường học, bạn sẽ thấy nếp nghĩ của hệ nhị phân giới tính đã ăn sâu trong văn hóa và hành xử của chúng ta như thế nào. Trước khi bọn trẻ đến trường, bố mẹ chúng đã được yêu cầu điền vào ô giới tính là nam hoặc nữ trong đơn đăng ký nhập học. Hãy nhớ lại ngày đầu tiên đi học, khi xếp hàng vào lớp, có phải các giáo viên đã bố trí bạn vào đứng ở hàng nam hoặc hàng nữ? Nhà vệ sinh thì được phân chia để dành cho con trai và con gái, và bạn cũng chỉ được mặc quần dài hoặc váy theo giới tính trong đơn nhập học mà thôi. Đi đến đâu bạn đều đối diện với những kỳ vọng về giới mà xã hội đặt lên cho những đứa trẻ, chi tiết đến cả việc thầy cô luôn chuẩn bị tinh thần để “trị” lũ con trai vốn được cho là luôn nghịch ngợm và nhắc nhở con gái phải đi đứng, nói năng ý tứ. Để rồi khi lớn thêm lên, kỳ vọng giới tiếp tục định hướng bạn trong các hoạt động ngoại khóa, chuyện hẹn hò, trang phục cá nhân, hay thậm chí là lựa chọn hướng nghiệp sau khi ra trường.
Đa dạng giới
Như chúng ta đã thấy, giới tính sinh học, bản dạng giới và xu hướng tính dục trong thực tế có rất nhiều sắc thái, do đó nếu chọn nhìn bằng lăng kính chỉ gồm nam và nữ, bạn đã bỏ sót rất nhiều những cá nhân đa dạng khác vốn vẫn luôn hiện hữu.
Thay vào đó, nếu xem giới tính là một dải màu đa sắc thái, khi ấy bạn tự do xác định mọi thứ liên quan đến giới tính của mình từ bản dạng giới, thể hiện giới cho đến xu hướng tính dục. Theo đó, bạn không nhất thiết phải buộc mình là nam hay nữ, đồng tính hay dị tính, không cần gò mình vào các quy ước và chỉ dấu được xã hội gắn nhãn nam tính hoặc nữ tính.
Tóm lại, khi đặt giới tính dưới một lăng kính đa dạng sắc màu, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn về giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới và xu hướng tính dục - những phạm trù tách bạch, riêng biệt nhưng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau làm nên bản sắc của mỗi cá nhân.
Ghi chú:
[1]Phúc trình gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Báo cáo viên Đặc biệt về Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc xúc phạm khác (A/HRC/22/53); đoạn 77, trang 18 (http://www.ohchr.org/Documents/HRBodies/HRCouncil/RegularSession/Session22/A.HRC.22.53_English.pdf)
[2] Kể từ tháng 5/2013, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh Tâm thần ấn bản lần thứ 5 của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã thay đổi cụm từ “rối loạn nhận dạng giới” (gender identity disorder) bằng thuật ngữ trung lập hơn là “muộn phiền/ẩn ức về giới” (gender dysphoria). Thay đổi này được APA giải thích nhằm chấm dứt quan điểm xem chuyển giới là bệnh tâm thần, tuy nhiên Sổ tay vẫn đề cập chuyển giới thay vì loại bỏ đồng tính khỏi danh sách chẩn đoán như đã làm vào năm 1973 với mục đích hỗ trợ các cá nhân chuyển giới được tiếp cận dịch vụ y tế cần thiết trong trường hợp họ muốn tiến hành chuyển đổi giới tính.
[3] Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các rối loạn tâm thần trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh Tâm thần của tổ chức này. Năm 1990, WHO tiếp tục xu thế đó khi thông qua nghị quyết loại bỏ việc phân loại tương tự. Hiện nay, nhiều tổ chức y tế và khoa học trên thế giới đã kết luận đồng tính là một xu hướng tính dục tương tự như dị tính hay song tính, theo đó đồng tính không phải là một loại bệnh tâm thần và không cần chữa trị.
Thay vào đó, nếu xem giới tính là một dải màu đa sắc thái, khi ấy bạn tự do xác định mọi thứ liên quan đến giới tính của mình từ bản dạng giới, thể hiện giới cho đến xu hướng tính dục. Theo đó, bạn không nhất thiết phải buộc mình là nam hay nữ, đồng tính hay dị tính, không cần gò mình vào các quy ước và chỉ dấu được xã hội gắn nhãn nam tính hoặc nữ tính.
Tóm lại, khi đặt giới tính dưới một lăng kính đa dạng sắc màu, chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc, đa chiều hơn về giới tính sinh học, bản dạng giới, thể hiện giới và xu hướng tính dục - những phạm trù tách bạch, riêng biệt nhưng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau làm nên bản sắc của mỗi cá nhân.
Ghi chú:
[1]Phúc trình gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc của Báo cáo viên Đặc biệt về Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc xúc phạm khác (A/HRC/22/53); đoạn 77, trang 18 (http://www.ohchr.org/Documents/HRBodies/HRCouncil/RegularSession/Session22/A.HRC.22.53_English.pdf)
[2] Kể từ tháng 5/2013, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh Tâm thần ấn bản lần thứ 5 của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã thay đổi cụm từ “rối loạn nhận dạng giới” (gender identity disorder) bằng thuật ngữ trung lập hơn là “muộn phiền/ẩn ức về giới” (gender dysphoria). Thay đổi này được APA giải thích nhằm chấm dứt quan điểm xem chuyển giới là bệnh tâm thần, tuy nhiên Sổ tay vẫn đề cập chuyển giới thay vì loại bỏ đồng tính khỏi danh sách chẩn đoán như đã làm vào năm 1973 với mục đích hỗ trợ các cá nhân chuyển giới được tiếp cận dịch vụ y tế cần thiết trong trường hợp họ muốn tiến hành chuyển đổi giới tính.
[3] Năm 1973, Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA) đã loại đồng tính ra khỏi danh sách các rối loạn tâm thần trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Bệnh Tâm thần của tổ chức này. Năm 1990, WHO tiếp tục xu thế đó khi thông qua nghị quyết loại bỏ việc phân loại tương tự. Hiện nay, nhiều tổ chức y tế và khoa học trên thế giới đã kết luận đồng tính là một xu hướng tính dục tương tự như dị tính hay song tính, theo đó đồng tính không phải là một loại bệnh tâm thần và không cần chữa trị.