Bloo D -- Nhằm khuyến khích người chuyển giới trân trọng cơ thể họ, năm 2012 Neo Sandja đã lập ra công ty FTM Fitness World – đơn vị tổ chức cuộc thi thể hình dành cho người chuyển giới đầu tiên và duy nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Từ hoài nghi đến hi vọng
Lớn lên tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Neo hoàn toàn không biết gì về cộng đồng LGBT. Nhưng anh luôn biết mình là con trai.
Neo sinh ra trong cơ thể nữ giới nhưng anh chưa bao giờ xác định mình là nữ. Thuở bé, anh chưa từng mặc đầm hay váy. Anh cắt tóc ngắn và tìm đến những đứa con trai khác để làm bạn. Trước kia, anh đã từng cho rằng mình là đồng tính nữ, nhưng lại luôn thấy mình bị thu hút bởi phụ nữ dị tính.
Khi Neo đến tuổi dậy thì, anh bắt đầu trở nên khác so với những cậu bạn của mình.
“Cơ thể tôi bắt đầu thay đổi. Ngực tôi phát triển. Lúc có kinh nguyệt, tôi còn tưởng mình bị thương do lái xe đạp. Tôi đã hộc tốc chạy về nhà, vừa khóc vừa sợ phát khiếp.”
Người duy nhất thật sự hiểu anh, như anh cảm nhận được, là em gái anh. Cô bé mất khi Neo chỉ mới 16 tuổi.
“Nó là người duy nhất gọi tôi là anh trai,” anh kể. “Nhưng khi ấy tôi đã không thật sự để ý về điều đó.”
Tại nhà thờ, mọi người thường hỏi mẹ anh, “Sao con bé suốt ngày mặc đồ như con trai thế?” Mẹ anh cũng đã phải chật vật đi tìm câu trả lời cho bà, huống chi là giải thích cho người khác.
“Ở phương Tây, mọi người đang dần cởi mở hơn, kể cả trong cộng đồng tôn giáo,” Neo nói. “Nhưng ở châu Phi, tình hình chỉ ngày càng tệ đi. Bạn có thể lãnh án tử hình nếu bị phát hiện là người LGBT.”
Một ngày nọ, khi Neo tham gia khóa giáo lý dành cho thanh thiếu niên tại nhà thờ, ai đó đã nhắc đến đồng tính và Kinh Thánh. Vào giây phút ấy, anh vẫn còn nhớ mọi ánh mắt đều đổ dồn về mình.
“Tôi biết họ đưa vấn đề này ra là nhắm đến tôi. Cũng chẳng khó mấy để nhìn thấy tôi khác biệt.”
“Hôm nay là cơ hội cho các con xưng tội,” người hướng dẫn bảo với Neo và các bạn đồng môn.
Lớn lên tại Cộng hòa Dân chủ Công-gô, Neo hoàn toàn không biết gì về cộng đồng LGBT. Nhưng anh luôn biết mình là con trai.
Neo sinh ra trong cơ thể nữ giới nhưng anh chưa bao giờ xác định mình là nữ. Thuở bé, anh chưa từng mặc đầm hay váy. Anh cắt tóc ngắn và tìm đến những đứa con trai khác để làm bạn. Trước kia, anh đã từng cho rằng mình là đồng tính nữ, nhưng lại luôn thấy mình bị thu hút bởi phụ nữ dị tính.
Khi Neo đến tuổi dậy thì, anh bắt đầu trở nên khác so với những cậu bạn của mình.
“Cơ thể tôi bắt đầu thay đổi. Ngực tôi phát triển. Lúc có kinh nguyệt, tôi còn tưởng mình bị thương do lái xe đạp. Tôi đã hộc tốc chạy về nhà, vừa khóc vừa sợ phát khiếp.”
Người duy nhất thật sự hiểu anh, như anh cảm nhận được, là em gái anh. Cô bé mất khi Neo chỉ mới 16 tuổi.
“Nó là người duy nhất gọi tôi là anh trai,” anh kể. “Nhưng khi ấy tôi đã không thật sự để ý về điều đó.”
Tại nhà thờ, mọi người thường hỏi mẹ anh, “Sao con bé suốt ngày mặc đồ như con trai thế?” Mẹ anh cũng đã phải chật vật đi tìm câu trả lời cho bà, huống chi là giải thích cho người khác.
“Ở phương Tây, mọi người đang dần cởi mở hơn, kể cả trong cộng đồng tôn giáo,” Neo nói. “Nhưng ở châu Phi, tình hình chỉ ngày càng tệ đi. Bạn có thể lãnh án tử hình nếu bị phát hiện là người LGBT.”
Một ngày nọ, khi Neo tham gia khóa giáo lý dành cho thanh thiếu niên tại nhà thờ, ai đó đã nhắc đến đồng tính và Kinh Thánh. Vào giây phút ấy, anh vẫn còn nhớ mọi ánh mắt đều đổ dồn về mình.
“Tôi biết họ đưa vấn đề này ra là nhắm đến tôi. Cũng chẳng khó mấy để nhìn thấy tôi khác biệt.”
“Hôm nay là cơ hội cho các con xưng tội,” người hướng dẫn bảo với Neo và các bạn đồng môn.

Rồi Neo được đưa đến gặp một người cố vấn. Ngồi mặt đối mặt với bà trong góc xa của nhà thờ, anh đã thú nhận mình thích con gái.
Liền sau đó, anh thấy mình đứng giữa một vòng tròn gồm 15 vị trưởng lão trong nhà thờ - người anh run lên vì sợ hãi. Họ bắt đầu đọc những lời cầu nguyện nhằm cố đưa anh thoát ra khỏi thứ họ cho là đồng tính.
“Cả thế giới khi ấy đều cho rằng việc tôi là ai, tôi mặc gì, hay cách tôi nói năng, đi đứng, thậm chí cả người tôi thích, tất cả đều sai trái.” Neo nhớ lại.
Về tới nhà, anh cố gắng áp dụng lời khuyên của vị cố vấn kia và thử khoác lên chiếc đầm của em gái.
“Tôi hỏi anh mình: ‘Trông em thế nào?’ Thế rồi anh ấy đáp lại: ‘Đừng bao giờ làm thế nữa.’”
Lúc này, không còn tin mình có vấn đề về tâm linh, anh bắt đầu nghĩ có thể đó là một loại bệnh lý. Và anh biết rằng nếu tìm đến Mỹ, có thể họ sẽ giúp anh tìm ra cách chữa trị.
Liền sau đó, anh thấy mình đứng giữa một vòng tròn gồm 15 vị trưởng lão trong nhà thờ - người anh run lên vì sợ hãi. Họ bắt đầu đọc những lời cầu nguyện nhằm cố đưa anh thoát ra khỏi thứ họ cho là đồng tính.
“Cả thế giới khi ấy đều cho rằng việc tôi là ai, tôi mặc gì, hay cách tôi nói năng, đi đứng, thậm chí cả người tôi thích, tất cả đều sai trái.” Neo nhớ lại.
Về tới nhà, anh cố gắng áp dụng lời khuyên của vị cố vấn kia và thử khoác lên chiếc đầm của em gái.
“Tôi hỏi anh mình: ‘Trông em thế nào?’ Thế rồi anh ấy đáp lại: ‘Đừng bao giờ làm thế nữa.’”
Lúc này, không còn tin mình có vấn đề về tâm linh, anh bắt đầu nghĩ có thể đó là một loại bệnh lý. Và anh biết rằng nếu tìm đến Mỹ, có thể họ sẽ giúp anh tìm ra cách chữa trị.
Chuyến đi đến Mỹ
Neo đặt chân đến đất Mỹ bằng thị thực sinh viên. Nhà trường – một trường cao đẳng tư thục thuộc dòng Lutheran - cho anh vào khu kí túc xá của nữ. Lúc ấy anh luôn sợ sẽ bị đuổi nếu có ai đó biết anh thích con gái. Rồi anh được khuyên đến gặp mục sư của trường.
“Bọn tôi - gồm có vị cố vấn, mục sư, và tôi - mỗi người một ghế, và suốt buổi chỉ có mỗi tôi nói,” Neo nhớ lại.
Anh quan sát phản ứng của vị mục sư trước những gì anh nói, trong nỗi lo sợ bà sẽ nổi giận bất kì lúc nào.
Nhưng thay vào đó, bà đáp: “Tôi chỉ muốn nói cám ơn em, vì tôi biết thật khó để mở lòng mình. Em đang ở một nơi an toàn và Chúa đã tạo ra em thế này, không có gì sai trái cả.”
Neo đã vô cùng sửng sốt. Lần đầu tiên, một người theo đạo Thiên Chúa lại khuyên anh nên chấp nhận bản thân mình. Quả là một khoảnh khắc nhẹ nhõm.
Vài năm sau, một cô bạn học mang về cho anh xem đĩa phim, “Boys Don’t Cry” (tạm dịch: Con trai không khóc). Câu chuyện xoay quanh một bạn teen chuyển giới từ nữ sang nam đã rời bỏ quê nhà sau khi danh tính bị phát hiện.
“Lần đầu tiên tôi thực sự thấy kết nối với nhân vật, và tôi đã nói, tôi nghĩ đó chính là tôi.”
Trong suốt một tuần, Neo đã không thể chợp mắt. Càng tìm hiểu, anh càng nhận ra những miêu tả thật đúng với mình. Nhưng anh biết cha sẽ không bao giờ chấp nhận điều này. Đó là lúc anh quyết định kết liễu đời mình.
Sau khi cảnh sát cứu Neo, anh nằm viện 5 ngày và được chẩn đoán rối loạn nhận dạng giới tính – gender identity disorder (ngày nay thường được gọi là "bức bối về giới" – “gender dysphoria”). Anh đã nói chuyện với mẹ của mình qua điện thoại trong khi ở bệnh viện.
“Bọn tôi - gồm có vị cố vấn, mục sư, và tôi - mỗi người một ghế, và suốt buổi chỉ có mỗi tôi nói,” Neo nhớ lại.
Anh quan sát phản ứng của vị mục sư trước những gì anh nói, trong nỗi lo sợ bà sẽ nổi giận bất kì lúc nào.
Nhưng thay vào đó, bà đáp: “Tôi chỉ muốn nói cám ơn em, vì tôi biết thật khó để mở lòng mình. Em đang ở một nơi an toàn và Chúa đã tạo ra em thế này, không có gì sai trái cả.”
Neo đã vô cùng sửng sốt. Lần đầu tiên, một người theo đạo Thiên Chúa lại khuyên anh nên chấp nhận bản thân mình. Quả là một khoảnh khắc nhẹ nhõm.
Vài năm sau, một cô bạn học mang về cho anh xem đĩa phim, “Boys Don’t Cry” (tạm dịch: Con trai không khóc). Câu chuyện xoay quanh một bạn teen chuyển giới từ nữ sang nam đã rời bỏ quê nhà sau khi danh tính bị phát hiện.
“Lần đầu tiên tôi thực sự thấy kết nối với nhân vật, và tôi đã nói, tôi nghĩ đó chính là tôi.”
Trong suốt một tuần, Neo đã không thể chợp mắt. Càng tìm hiểu, anh càng nhận ra những miêu tả thật đúng với mình. Nhưng anh biết cha sẽ không bao giờ chấp nhận điều này. Đó là lúc anh quyết định kết liễu đời mình.
Sau khi cảnh sát cứu Neo, anh nằm viện 5 ngày và được chẩn đoán rối loạn nhận dạng giới tính – gender identity disorder (ngày nay thường được gọi là "bức bối về giới" – “gender dysphoria”). Anh đã nói chuyện với mẹ của mình qua điện thoại trong khi ở bệnh viện.

“Bà bảo: ‘Mẹ thà có thêm một đứa con trai hơn là lại một đứa con gái nữa phải chết,” Neo nhớ lại.
Với giấy xác nhận từ bác sĩ trong tay cùng sự ủng hộ xung quanh, Neo chợt nhận ra cuộc đời anh có thể bước sang một trang mới. Trong cùng năm đó, anh bắt đầu liệu trình thay thế hoóc-môn. Anh đổi tên mình thành Neo, với ý nghĩa là “món quà” trong tiếng Tswana và “sự đổi mới” trong tiếng Hy Lạp.
Với giấy xác nhận từ bác sĩ trong tay cùng sự ủng hộ xung quanh, Neo chợt nhận ra cuộc đời anh có thể bước sang một trang mới. Trong cùng năm đó, anh bắt đầu liệu trình thay thế hoóc-môn. Anh đổi tên mình thành Neo, với ý nghĩa là “món quà” trong tiếng Tswana và “sự đổi mới” trong tiếng Hy Lạp.
Một doanh nghiệp được hình thành
Cơ thể Neo bắt đầu thay đổi, tuy lúc đầu không rõ lắm. Anh bắt đầu mọc râu. Sau đó giọng trở nên khàn đi.
“Mỗi lần tôi cười là giọng sẽ bể. Tôi còn nhớ có lần mẹ gọi điện, bà tưởng đang gọi nhầm cho anh tôi. Tôi cũng tăng kí khá nhiều, khoảng 13,5 kg trong 3 tháng. Tôi như trở lại thành một cậu thiếu niên đang lớn, lúc nào cũng thấy đói. Nhưng cảm giác thật tuyệt vì tâm trạng tôi tốt hơn, vui hơn, và thể trạng khỏe hơn nữa. Như kiểu, à ổn rồi, giờ mình có thể mua quần áo ở quầy hàng của nam mà không còn bị ai đánh giá.”
Việc tăng cân nhanh sau khi dùng hoóc-môn thúc đẩy anh phải giữ dáng, vì vậy Neo lập ra một blog tên “FTM Fitness” để giúp anh tập trung hơn. Trong vòng chưa đến 2 tháng, anh đã có hơn 800 người theo dõi trên Facebook. Email từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu gửi về: Ấn Độ, Úc, Mexico, Philippines. Neo nhận ra vẫn còn rất nhiều người ngoài kia sinh ra trong cơ thể không mong muốn.
Trang blog của anh nhanh chóng trở thành nguồn thông tin cho việc rèn luyện bản thân, không chỉ chăm sóc về mặt thể chất mà còn đời sống tinh thần nữa. Neo tích hợp một cửa hàng trực tuyến để đỡ tốn phí tên miền, từ đó việc kinh doanh của anh bắt đầu. Công ty đã tổ chức một cuộc họp mặt thường niên đầu tiên ở Atlanta vào năm 2014. Sự kiện này chính là cuộc thi thể hình dành cho người chuyển giới đầu tiên trên thế giới. Đến năm 2015, đã có hơn 120 người đăng ký dự thi. Sang năm 2016, Neo hy vọng sẽ mở rộng quy mô để có thể bao gồm cả người chuyển giới nữ.
Cơ thể Neo bắt đầu thay đổi, tuy lúc đầu không rõ lắm. Anh bắt đầu mọc râu. Sau đó giọng trở nên khàn đi.
“Mỗi lần tôi cười là giọng sẽ bể. Tôi còn nhớ có lần mẹ gọi điện, bà tưởng đang gọi nhầm cho anh tôi. Tôi cũng tăng kí khá nhiều, khoảng 13,5 kg trong 3 tháng. Tôi như trở lại thành một cậu thiếu niên đang lớn, lúc nào cũng thấy đói. Nhưng cảm giác thật tuyệt vì tâm trạng tôi tốt hơn, vui hơn, và thể trạng khỏe hơn nữa. Như kiểu, à ổn rồi, giờ mình có thể mua quần áo ở quầy hàng của nam mà không còn bị ai đánh giá.”
Việc tăng cân nhanh sau khi dùng hoóc-môn thúc đẩy anh phải giữ dáng, vì vậy Neo lập ra một blog tên “FTM Fitness” để giúp anh tập trung hơn. Trong vòng chưa đến 2 tháng, anh đã có hơn 800 người theo dõi trên Facebook. Email từ khắp nơi trên thế giới bắt đầu gửi về: Ấn Độ, Úc, Mexico, Philippines. Neo nhận ra vẫn còn rất nhiều người ngoài kia sinh ra trong cơ thể không mong muốn.
Trang blog của anh nhanh chóng trở thành nguồn thông tin cho việc rèn luyện bản thân, không chỉ chăm sóc về mặt thể chất mà còn đời sống tinh thần nữa. Neo tích hợp một cửa hàng trực tuyến để đỡ tốn phí tên miền, từ đó việc kinh doanh của anh bắt đầu. Công ty đã tổ chức một cuộc họp mặt thường niên đầu tiên ở Atlanta vào năm 2014. Sự kiện này chính là cuộc thi thể hình dành cho người chuyển giới đầu tiên trên thế giới. Đến năm 2015, đã có hơn 120 người đăng ký dự thi. Sang năm 2016, Neo hy vọng sẽ mở rộng quy mô để có thể bao gồm cả người chuyển giới nữ.
Hiện tại Neo đang sinh sống tại Atlanta, Georgia, vừa là một huấn luyện viên vừa là một diễn giả. Anh cũng đang tập trung viết cuốn sách đầu tay của mình, “Right Mind, Wrong Body: The Ultimate Trans Guide to be Complete and live a Fulfilled Life”.
Anh nói một phần lí do cộng đồng người chuyển giới phải đối mặt với sự kì thị, ghét bỏ và bạo lực là vì truyền thông thường mô tả người chuyển giới theo hướng tiêu cực – xem họ như những người kì dị.
“Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu bạn là một anh chàng điển hình,” Neo nhìn nhận. “Nhưng với tôi, điều quan trọng hơn đó là việc bạn hiện diện trong giới thể dục thể hình để bạn có thể thấy mình vừa là một người 'bình thường', và vẫn cảm thấy tự hào là một người chuyển giới.”
Anh nói một phần lí do cộng đồng người chuyển giới phải đối mặt với sự kì thị, ghét bỏ và bạo lực là vì truyền thông thường mô tả người chuyển giới theo hướng tiêu cực – xem họ như những người kì dị.
“Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nếu bạn là một anh chàng điển hình,” Neo nhìn nhận. “Nhưng với tôi, điều quan trọng hơn đó là việc bạn hiện diện trong giới thể dục thể hình để bạn có thể thấy mình vừa là một người 'bình thường', và vẫn cảm thấy tự hào là một người chuyển giới.”
*****
Nguồn bài viết & ảnh:
Nguồn bài viết & ảnh: